Ngày 11/8, IOM X, một chiến dịch của Tổ chức Di dân quốc tế, đã nhận được những tin nhắn Facebook từ một người đàn ông 26 tuổi quốc tịch Campuchia. Anh này đang ngồi trong một quán cà phê Internet tại quần đảo Marshall nơi con tàu đánh cá của anh vừa neo đậu.
Người đàn ông này là nạn nhân của những kẻ buôn người và đã nhận ra rằng công ty tuyển dụng Campuchia sẽ không để anh ra đi mà không trả khoản tiền chuộc 4.000 USD. Vì vậy anh đã xin sự trợ giúp của IOM X. IOM X đã nhanh chóng kết nối anh đến với các tổ chức chống buôn người tại quần đảo Marshall. Sau đó anh đã được giải cứu và trở về Campuchia.
Thoạt nghe thì đây là một câu chuyện khá đơn giản nhưng IOM X cho biết cách đây vài năm mọi chuyện khó khăn hơn nhiều. Mia Barett, nhân viên truyền thông và quan hệ công chúng của IOM X chia sẻ: “Bởi anh ấy đã gửi tin nhắn cho chúng tôi qua Facebook nên chúng tôi đã ngay lập tức kết nối anh với những đầu mối liên lạc ở quần đảo Marshall và Campuchia. Nếu anh ấy gọi điện cho chúng tôi thì chuyện đã phức tạp hơn nhiều”.
Internet và mạng xã hội đang góp phần không nhỏ trong quá trình đấu tranh với nạn buôn người. Một trong những sự khác biệt hiển nhiên đó là tốc độ. Cách đây vài năm, nếu một người đàn ông tại Campuchia gọi điện thoại đường dài đến IOM X ở Bangkok để xin hỗ trợ thì chắc chắn anh sẽ phải tìm số của văn phòng này ở quần đảo Marshall và điều này thì gần như là không thể. Thế nhưng, với Facebook, anh chỉ cần vài thao tác là có thể lập tức kết nối liên lạc.
" alt=""/>Facebook trở thành công cụ ngăn chặn nạn buôn người tại châu ÁSau nhiều nỗ lực, cuối cùng Abu Kifah đã phát hiện một bé gái 30 ngày tuổi còn sống sót một cách kì diệu từ đống đổ nát, sau một trận không kích tại thành phố Idlib, Syria hôm 29-9
Abu Kifah bật khóc khi tìm được đứa bé
Đoạn video quay lại cảnh Abu bật khóc nức nở khi đang ôm bé gái trên xe cứu thương trong khi các nhân viên y tế lau sạch máu và bụi phủ đầy trên mặt bé đã lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Tuy chỉ là một đoạn video ngắn nhưng nó đã lấy đi nước mắt của bao nhiêu người. Và thông qua đoạn video này, lại một lần nữa chúng ta thấy được hoàn cảnh đáng thương của các em nhỏ vô tội khi ngày ngày phải chịu đựng những trận không kích dã man.
Kate Silverton - một biên tập viên của BBC đã bật khóc ngay trên sóng truyền hình khi đưa tin về đoạn video này. Ngay sau đó, Silverton đã lý giải sự cố của cô lên Twitter: “Cho dù tính chất công việc đòi hỏi phải nghiêm túc nhưng tôi cũng là một con người có cảm xúc”.
Kate Silverton - một biên tập viên của BBC đã bật khóc ngay trên sóng truyền hình khi đưa tin về đoạn video này
Những trận ném bom không ngừng vào Syria đã cướp đi mạng sống của hàng trăm con người vô tội nơi đây. Hôm thứ năm vừa rồi, đài Quan sát Nhân quyền Syria (SOHR, Anh) cho biết nhất 11 thường dân, bao gồm 7 trẻ em, đã thiệt mạng trong những vụ tấn công nhằm vào thành phố Idlib, nơi nằm giữa tỉnh Jajarnaz và tỉnh Hama ở miền trung.
Những trận ném bom không ngừng vào Syria đã cướp đi mạng sống của hàng trăm con người vô tội nơi đây
" alt=""/>Lính cứu hộ bật khóc khi cứu bé gái 30 ngày tuổi sau cuộc không kích Syria